Các nhóm ký hiệu APP-6A

Nhóm ký hiệu bên tham chiến

Bên tham chiến đề cập đến mối quan hệ giữa các đối tượng. Các mối quan hệ cơ bản là: chưa rõ, bạn quân, trung lập, và thù địch. Đối với môi trường tác chiến là mặt đất, khung hình hoa bốn cánh màu vàng được sử dụng để biểu thị quan hệ chưa rõ, khung hình chữ nhật màu xanh dương biểu thị quan hệ bạn quân, khung hình vuông màu xanh lá cây để biểu thị quan hệ trung lập, và khung hình kim cương (hình vuông trục nghiêng 45 độ) màu đỏ để biểu thị quan hệ thù địch. Đối tượng ở các môi trường khác (không trung và ngoài không gian, mặt biển và dưới mặt biển,...) cũng sử dụng chung kiểu màu biểu thị trên.

Chưa rõBạn quânTrung lậpThù địch

Nhóm ký hiệu bên tham chiến đầy đủ bao gồm:

  • Đang chờ xác minh (P)
  • Chưa biết (U)
  • Có thể bạn quân (A)
  • Bạn quân (F)
  • Trung lập (N)
  • Có thể thù địch (S)
  • Thù địch (H)
  • Giả định đang chờ xác minh (G)
  • Giả định chưa rõ (W)
  • Giả định nghi ngờ bạn quân (M)
  • Giả định bạn quân (D)
  • Giả định trung lập (L)
  • Giả định nghi ngờ (J)
  • Giả định thù địch (K)

Có một điều kỳ lạ là chuẩn APP-6A chưa có "Nghi ngờ trung lập" và "Giả định nghi ngờ trung lập".

Nhóm ký hiệu môi trường tác chiến

Bộ ký hiệu môi trường tác chiến xác định môi trường hoạt động chủ yếu của các đối tượng được biểu hiện trên bản đồ. Bộ này không dùng để xác định quân chủng của đối tượng như nhiều người lầm tưởng. Tuy vậy việc xác định môi trường tác chiến cho một số đối tượng khá phức tạp. Ví dụ: một đơn vị trực thăng của hải quân là một đơn vị cơ động (tức là có bao gồm các thành phần hỗ trợ mặt đất) và do đó thuộc về môi trường tác chiến trên bộ. Tương tự như vậy, một phương tiện đổ bộ có nhiệm vụ chính là vận chuyển binh lính, thiết bị đến bờ biển rồi quay về (như LCVP) thuộc về môi trường tác chiến trên biển. Mặt khác, một phương tiện đổ bộ có nhiệm vụ chính là chiến đấu trên mặt đất (như LVT, AAV), thuộc về môi trường tác chiến trên bộ.

Khung kín được sử dụng để biểu thị môi trường tác chiến trên bộ và trên biển, khung hở ở phía dưới biểu thị môi trường tác chiến trên không / ngoài không gian, và khung mở ở phía trên biểu thị môi trường tác chiến ngầm (dưới mặt biển).

Trên không và
ngoài không gian
Trên bộTrên biểnDưới
mặt biển
Bạn quân
Trung lập
Thù địch
Chưa rõ

Môi trường tác chiến chưa xác định là rất có thể có, ví dụ như môi trường của tác chiến điện tử có thể là từ một trong các môi trường tác chiến trên, và do đó được xếp vào loại "chưa xác định" cho đến khi có thể xác định rõ.

Bộ môi trường tác chiến đầy đủ bao gồm:

  • Ngoài không gian (P)
  • Trên không (A)
  • Trên bộ (G)
  • Trên biển (S)
  • Dưới mặt biển (U)
  • SOF (F)
  • Khác (X)
  • Chưa xác định (Z)

Các chữ cái trong dấu ngoặc đơn thuộc quy tắc nhận dạng ký hiệu SIDC - chuỗi 15 ký tự được sử dụng để truyền đạt các ký hiệu.

Môi trường tác chiến ngoài không gian và trên không dùng chung một kiểu khung. Đối với môi trường tác chiến trên bộ, bạn quân (và nghi ngờ bạn quân) có hai kiểu khung khác nhau nhằm phân biệt giữa đơn vị và khí tài. SOF (lực lượng tác chiến đặc biệt) có kiểu khung riêng vì thường tác chiến ở nhiều môi trường khác nhau (trên không, trên bộ, trên biển và dưới mặt biển) trong một nhiệm vụ. Các kiểu khung của SOF cũng tương tự như đối với đơn vị tác chiến trên bộ. Môi trường tác chiến khác có lẽ được dành riêng cho các thay đổi bổ sung trong tương lai (không có trường hợp sử dụng trong chuẩn MIL-STD-2525B Change 1).

Các chi tiết bổ sung

Chuẩn APP-6A chỉ cho phép ghi thêm chi tiết bổ sung vào góc AB. Các chuẩn MIL-STD-2525B và 2525B Change 1 quy định thêm một số góc ghi chi tiết bổ sung khác.

Chi tiết đồ biểu

  • Góc B: Phân cấp. Xác định phân cấp chỉ huy của đối tượng (xem Phân cấp đơn vị bên dưới).
  • Góc D: Xác định đơn vị là đơn vị tác chiến đặc biệt. Có thể biểu diễn (D) cùng (B) hoặc một mình bằng ký hiệu .
  • Góc E: Thuộc về nhóm chi tiết diễn dải nhằm hoàn chỉnh việc xác định bên tham chiến, môi trường tác chiến hoặc chi tiết giả định của đối tượng ("U", "?", "X", "XU", "X?", "J" hay "K"). Góc này cũng được xếp vào nhóm chi tiết đồ biểu.
  • Góc Q: Hướng di chuyển. Một mũi tên có độ dài cố định xác định hướng di chuyển hoặc dự định di chuyển của đối tượng. Nó xuất phát từ tâm ký hiệu, ngoại trừ ký hiệu trên bộ có một đoạn thẳng ngắn đi xuống, vuông góc với đáy khung ký hiệu. Điểm cuối của đoạn thẳng nối với điểm xuất phát của mũi tên.
  • Góc R: Khả năng di chuyển. Xác định khả năng di chuyển của đối tượng. Chi tiết này chỉ dành cho đối tượng có thiết bị vận tải.
  • Góc S: Sở chỉ huy hoặc địa điểm thực. Xác định đối tượng là sở chỉ huy, hoặc địa điểm thực tế trên bản đồ khi ký hiệu được dời đi nơi khác để tránh trùng lẫn với những ký hiệu khác. Một đường thằng được kéo thẳng xuống từ góc ngoài cùng bên trái của khung ký hiệu, bẻ góc chạy thẳng tới điểm xuất hiện thực tế trên bản đồ.
  • Góc AB: Nghi binh và mục tiêu giả. Xác định một đối tượng là mục tiêu nghi binh nhằm thu hút sự chú ý của đối phương ra khỏi khu vực tác chiến chính, hoặc là mồi nhử để đánh lừa tình báo đối phương. Chi tiết này được biểu diễn bằng một khung hình nón vạch đứt bên trên khung ký hiệu như chi tiết phân cấp (Chuẩn không đề cập rõ ràng cách biểu diễn kết hợp giữa hai chi tiết này).

Ký hiệu kiểu loại binh chủng

Ký hiệuBinh chủngKý hiệuBinh chủngKý hiệuBinh chủngKý hiệuBinh chủng
Phòng khôngLiên quan đến Đạn dượcChống tăngThiết giáp
Pháo binhKhông vận
(Lục quân)
Không quânVượt sông (Cầu phà)
Yểm trợ tác chiếnCông binhTác chiến điện tửBom mìn
Tiếp liệuBệnh viện quân yChỉ huyBộ binh - binh chủng hợp thành
Kỹ thuậtQuân yKhí tượngTên lửa
Súng cốiQuân cảnhHải quânChống WMD
Kho, xưởng quân khíRadarTâm lý chiếnTrinh sát
Thông tin liên lạcLực lượng đặc biệtLực lượng đặc biệt
(cấp chiến dịch)
Tiếp vận
Đồ bảnVận tảiPhương tiện trinh sát đường
không không người lái